Trong thời đại công nghệ 4.0 việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/11/2020, đây là quy định mới nhất kể từ khi nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018. Vậy hóa đơn điện tử là gì ? Những quy định mới nhất về hóa đơn điện tử là gì?
Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé!
>>>Đọc thêm: Review tất tần tật về phần mềm 3S ERP
- Hóa đơn điện tử là gì ? Có mấy loại hóa đơn điện tử?
Theo quy định tại điều 3 Thông Tư 32/2011/TT-BTC đã giải thích khái niệm về hóa đơn điện tử như sau: “Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.”
Hóa đơn điện tử bao gồm :
- Hóa đơn xuất khẩu
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Các đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử. Bao gồm:
1) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Tổ chức khác;
- Hộ, cá nhân kinh doanh.
2) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
2. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hóa đơn điện tử
- Đối với doanh nghiệp:
- Tiết kiệm 80% thời gian và chi phí so với hóa đơn giấy
- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Thuế
- Không cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Đơn giản hóa các quy trình liên quan đến hóa đơn
Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tra cứu thông tin hóa đơn và kiểm soát phát hành hóa đơn, tiết kiệm chi phí giao dịch hóa đơn, chi phí phát hành hóa đơn; doanh nghiệp cũng tự chủ, tự chịu trách nhiệm với thông tin hóa đơn được phát hành, hạn chế rủi ro và đơn giản hơn trong công tác bảo quản, lưu trữ…
- An toàn – Bảo mật – Chống làm giả hóa đơn
Việc sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp, người nộp thuế giảm chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế, mà còn giúp cơ quan thuế và cơ quan khác thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình. Đối với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Khi toàn bộ doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, thì ngành Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Bên cạnh đó, giúp cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có thông tin để thực hiện hoàn thuế. Ngoài ra, cơ quan Thuế và các cơ quan khác của Nhà nước không tốn chi phí thời gian đối chiếu hóa đơn. Hiện nay, khi kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng và kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan Thuế và cơ quan khác của Nhà nước đều thực hiện đối chiếu hóa đơn, đây là công việc bắt buộc.
3. Quy định mới nhất về sử dụng hóa đơn điện tử
Theo thông tư 68/2019/TT-BTC quy định mới nhất về thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử. Thời điểm hiện tại, một trong những băn khoăn lớn nhất của các đơn vị và cá nhân kinh doanh chính là thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Để làm rõ điều này, Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định:
“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này”.
Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Như vậy, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP hạn cuối 01/11/2020.
Đồng thời, một số tỉnh thành sẽ phải gấp rút thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị quyết 01/NQ-CP: hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong năm 2019.
>>Đọc thêm: ITG hợp tác với bkav tích hợp hóa đơn điện tử trên hệ thống ERP
tag: hóa đơn điện tử là gì