Sự cần thiết của phần mềm kế toán sản xuất cho doanh nghiệp

Trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi công nghệ phát triển thì việc việc cần thiết phải có những thiết bị tính toán nhanh chóng hỗ trợ cho việc sản xuất là rất cần thiết. Bởi vậy, những chủ doanh nghiệp, những nhà kinh doanh luôn tìm cho một một phần mềm kế toán sản xuất hiệu quả, phù hợp và nhanh chóng nhất cho doanh nghiệp mình.

Khái niệm về phần mềm sản xuất

Phần mềm kế toán sản xuất là phần mềm kế toán chuyên sâu về quản lý sản xuất, tính toán giá thành, dùng cho các doanh nghiệp sản xuất…. Phần mềm kế toán sản xuất có vai trò cung cấp, lưu trữ, kiểm soát dữ liệu, hỗ trợ đắc lực cho kế toán, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc. Đồng thời, người quản lý có thể phát triển và điều chỉnh phương án phát triển doanh nghiệp của mình.

Phần mềm kế toán sản xuất được đánh giá là một trong những công cụ tuyệt vời, tiện lợi, hiệu quả cho kế toán, quản lý và các chủ doanh nghiệp. Thay vì phải bỏ nhiều công sức kê khai thống kê dữ liệu thì chỉ cần vài thao tác đơn giản doanh nghiệp sẽ có ngay những bản báo cáo hoàn hảo nhất.

Phân loại phần mềm kế toán sản xuất hiện nay trên thị trường

Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kế toán phức tạp. Nếu như kế toán thương mại chỉ xoay quanh hoạt động trao đổi mua bán thì Kế toán sản xuất phải làm việc với nhiều quy trình hơn và đồng nghĩa với việc là nhiều vấn đề phát sinh hơn. Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mua nguyên vật liệu, và cho vào quy trình sản xuất để sản xuất ra thành phẩm rồi mang sản phẩm để buôn bán trao đổi. Nhiệm vụ của kế toán sản xuất không những phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của kế toán doanh nghiệp mà còn phải tính được giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất: tính chi phí sản xuất; tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành; biết cách tổ chức chứng từ sổ sách kế toán,…

Những công việc của kế toán sản xuất khá phức tạp, do vậy doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như về đặc thù của doanh nghiệp mình trước khi quyết định đặt mua một phần mềm kế toán sản xuất phù hợp.

Phần mềm kế toán sản xuất trên thị trường hiện tại rất đa dạng về đặc tính cũng nhà cung cấp. Về đặc tính có 2 loại phần mềm cơ bản là phần mềm đóng gói và phần mềm tùy chỉnh. Với nhà cung cấp thì có trong nước và nước ngoài. Tùy thuộc và nhu cầu, khả năng chi trả mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một nhà cung cấp.

>>>Đọc thêm: Bảy lời khuyên khi lựa chọn phần mềm kế toán

Ưu điểm của phần mềm kế toán sản xuất là gì?

Phần mềm kế toán sản xuất hiện nay có rất nhiều, tuy nhiên hầu hết các phần mềm này đều có những ưu điểm sau:

  • Phần mềm kế toán sản xuất có nhiều phương pháp tính giá nhanh chóng và chuyên nghiệp như: theo sản phẩm, theo hệ số, theo phần trăm, theo hạng mục..
  • Tính toán, tập hợp giá thành thành bản báo cáo chi tiết và tự động.
  • Có theo dõi các công đoạn sản xuất.
  • Theo dõi kế hoạch sản xuất và mua sắm vật liệu.
  • Tự động phân bổ, kết chuyển tự động.
  • Cung cấp các bản báo cáo đầy đủ và tự động như: báo cáo bán hàng, thu tiền bán hàng chi tiết theo từng nhân viên hoặc từng bộ phận; báo cáo nhập và xuất khẩu các loại mặt hàng theo tháng hoặc năm; báo cáo tổng hợp…

Bên cạnh những thông tin đó thì phần mềm kế toán sản xuất còn mang đến rất nhiều các tiện ích và hiệu quả cho người sử dụng như:

  • Tính toánh nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
  • Tổng hợp các khoản thu, chi rõ ràng theo từng công việc cụ thể và ngày giờ chi tiết.
  • Bạn có thể sử dụng phần mềm bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt được tích hợp sẵn.
  • Có hệ thống phân quyền truy cập chi tiết đến từng nút chức năng cho từng người sử dụng.
  • Có khả năng lưu trữ lớn và sao chép các thông tin một cách linh hoạt và nhanh chóng.

Mặt khác, phần mềm kế toán sản xuất giúp kiểm soát và tính toán nhanh chóng, chính xác các chi phí trong từng công đoạn srn xuất. Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao. Dù là các doanh nghiệp lớn hay các công ty vừa và nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực nào thì mục đích cuối cùng vẫn là thu được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu được nhiều chi phí. Vì vậy, đòi hỏi các nhân viên cần tính toán giá thành sao cho hợp lý, chính xác. Phần mềm kế toán sản xuất giúp hỗ trợ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phù hợp từ đó làm cơ sở để tính toán giá thành. Bao gồm các chi phí như chi phí nhiên liệu, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, cá khoản trả lương cho công nhân,…

Ứng dụng của phần mềm kế toán sản xuất trong doanh nghiệp

Thành công trong lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, từ đó việc sản xuất ra các sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm vào đúng thời điểm và đúng số lượng, cung ứng chất lượng tốt nhất ở mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Thông qua các ứng dụng của phần mềm kế toán sản xuất, các doanh nghiệp sẽ dần cải thiện được các nhược điểm hơn so với trước đây.

Chi phí trong sản xuất bao gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,… Nhiệm vụ của kế toán là phải tập hợp và phân bổ chính xác, nhanh chóng các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng và hạch toán về chi phí, từ đó tính giá thành. Dựa vào đó kiểm tra được tình hình thực hiện các định mức và dự toán được trước chi phí sản xuất.

Sự phát triển của công nghệ số hóa với phần mềm kế toán sản xuất đã xóa bỏ được hết những mối lo ngại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kế toán phức tạp. Nếu như ngành kế toán thương mại chỉ tập trung xoay quanh hoạt động trao đổi mua bán thì ngược lại kế toán sản xuất phải làm việc với nhiều quy trình hơn đồng nghĩa với việc là nhiều vấn đề phát sinh hơn.

Việc áp dụng phần mềm kế toán đã giảm thiểu mức độ rủi ro về tài chính. Những công việc của kế toán sản xuất khá phức tạp, do vậy doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như đặc thù của doanh nghiệp mình trước khi quyết định đặt mua một phần mềm kế toán sản xuất cho doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Giới thiệu về phần mềm kế toán ERP


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.