Đâu là tiêu chí cần cân nhắc khi DN lựa chọn phần mềm MES?

Phần mềm MES là giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp ưu tiên triển khai với kỳ vọng gia tăng năng suất và hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu trong nhà máy. Tuy nhiên, có nhiều tiêu chí DN cần cân nhắc khi lựa chọn MES trong tiến trình chuyển đổi số của mình.

1. Đảm bảo hoạt động trên toàn bộ nhà máy

Với nhiều phân hệ tích hợp chặt chẽ, phần mềm MES giúp quản trị một cách hiệu quả toàn bộ công tác nghiệp vụ của doanh nghiệp không chỉ trong khu vực nhà máy mà còn ở bộ phận văn phòng. Tính năng này nhằm đảm bảo rằng nhà sản xuất có thể dễ dàng điều hướng các quy trình phức tạp, theo dõi sát sao các hoạt động trong nhà máy nhằm phục vụ công tác sản xuất được đảm bảo nhất.

Những hỗ trợ của phần mềm MES trên toàn nhà máy, bao gồm:

  • Tại khu vực phân xưởng: Hệ thống MES tạo ra và cung cấp một quy trình quản lý sản xuất hoàn hảo, nhận phản hồi và yêu cầu phản ứng trong thời gian thực, cung cấp thông tin tại một nguồn duy nhất. Điều này cho phép mỗi nhà máy có thể vận hành và quản lý một cách tốt hơn nhờ vào việc xây dựng một luồng thông tin dữ liệu nhanh chóng, chính xác, tức thời.
  • Tại khu vực văn phòng: Cung cấp thông tin tại khu vực sản xuất lên khối văn phòng, đảm bảo các tầng phía trên có thể hoạch định hiệu quả và lên kế hoạch sản xuất phù hợp.
phần mềm MES
Tạo ra luồng chảy thông tin giữa khu vực sản xuất với khối văn phòng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều hiệu quả trong kinh doanh

Đọc thêm: Chân dung của người quản lý sản xuất nhà máy

2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong thu thập dữ liệu

Thông tin đóng vai trò quan trọng nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất của mỗi nhà máy. Tuy nhiên một số giải pháp MES lại gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin một cách chi tiết, nhanh chóng, chính xác do các vấn đề của nhà máy như: quy trình làm việc của doanh nghiệp quá phức tạp, máy móc trong nhà máy không thể kết nối với MES…

Trong khi đó phần mềm MES được phát triển hoàn chỉnh có khả năng ứng dụng đa dạng các giải pháp tích hợp với tầng PLC của máy móc qua phương thức API hoặc tích hợp thêm các thiết bị IoT trong công nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về sản xuất và tình trạng thiết bị một cách đầy đủ và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công tác điều hành sản xuất và giám sát thiết bị. Cung cấp phản hồi theo thời gian thực để nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quy trình sản xuất.

Đọc thêm: Thiết bị iot công nghiệp – Những thông tin cơ bản

3. Sử dụng QR code để theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho

Đây là tính năng vô cùng hiệu quả đối với mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Bởi lẽ, hàng tồn khó đóng vai trò quan trọng tới dòng chảy sản xuất, do đó, việc kiểm soát hàng hóa tồn trong kho là nhiệm vụ quan trọng.

MES giúp giảm tồn kho thông qua việc loại bỏ tồn kho không cần thiết cũng như quản lý chặt chẽ tồn kho theo nhiều trạng thái khác nhau. Đây là tính năng được phát triển dựa trên việc xây dựng quy trình nhập/xuất/kiểm hàng tồn kho theo QR code/Barcode trên máy Handy Terminal. Nhân viên kho sẽ sử dụng thiết bị đọc mã QR di động để quét mã QR trên hàng hóa để thực hiện các hoạt động quản lý trên hàng hóa đó. Giao diện nhập liệu trên thiết bị di động được lập trình tương ứng với nghiệp vụ quản lý kho giúp các thao tác quản lý được thực hiện dễ dàng. Dữ liệu về các hoạt động quản lý này được tự động chuyển về phần mềm quản lý, gắn liền với thời gian, địa điểm và người thực hiện hoạt động đó.

MES giúp giảm tồn kho thông qua việc loại bỏ tồn kho không cần thiết cũng như quản lý chặt chẽ tồn kho theo nhiều trạng thái khác nhau

Đọc thêm: Cẩm nang xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho

4. Phần mềm có khả năng tùy biến theo đặc thù từng doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ có những đặc thù riêng, do đó yêu cầu quản lý sản xuất cũng sẽ khác nhau. Vì thế các ứng dụng đóng gói sẽ trở nên không phù hợp khi có thể có những module doanh nghiệp không cần tới, còn với vấn đề mà doanh nghiệp mong muốn thì module đó lại không xuất hiện.

Doanh nghiệp nên tìm kiếm đội ngũ triển khai giàu kinh nghiệm và nắm bắt kịp các công nghệ hiện đại. Nhằm đảm bảo có thể đáp ứng được mọi mong muốn của mình khi triển khai cũng như chuyên nghiệp hóa các chuỗi cung ứng trong các ngành nghề liên quan.

Đọc thêm: Nhà tư vấn ERP: Bí quyết quản lý rủi ro mà mọi doanh nghiệp khi triển khai ERP cần lưu ý

5. Khả năng mở rộng các giải pháp tiên tiến khác

Khi quy mô sản xuất tăng lên, đòi hỏi khả năng xử lý khối lượng công việc của phần mềm cũng phải mở rộng. Tính năng tích hợp các giải pháp công nghệ tiên tiến trở thành lựa chọn không thể bỏ qua khi các đơn vị tìm hiểu về MES. Mỗi nhà quản lý cần tìm kiếm một nhà cung cấp các giải pháp có khả năng tích hợp những phần mềm thông minh khác, nhằm phù hợp xu hướng kinh doanh luôn biến động.

Trên đây là một số tiêu chí mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tìm kiếm triển khai một giải pháp MES. Nếu bạn còn có những băn khoăn về sản phẩm và có nhu cầu trải nghiệm, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline 092.6886.855

Đọc thêm: Đâu là nhà cung cấp giải pháp MES hàng đầu hiện nay?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn