Trong nền sản xuất hiện đại, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến từ tự động hóa thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như MES, ERP. Tuy nhiên, việc triển khai một phần mềm hiện đại, đặc biệt khi nó cho phép doanh nghiệp của bạn quản lý tổng thể mọi nguồn lực như ERP… thì các nhà máy sẽ đứng trước những băn khoăn về việc: Liệu có thực sự cần triển khai phần mềm MES khi doanh nghiệp đã có ERP?
Phân biệt phần mềm MES và ERP
Phần mềm ERP – Công cụ quản trị tổng thể doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp được coi là xương sống trong hoạt động quản lý và điều hành của tổ chức, khi nó đảm bảo công tác quản lý từ khu vực nhà máy cho tới khối văn phòng cũng như hỗ trợ bộ phận quản trị với các báo cáo thông minh.
ERP cung cấp một luồng thông tin duy nhất và chính xác về mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, hỗ trợ bộ phận văn phòng lập kế hoạch, phân tích, và quản lý hiệu quả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp. Hệ thống hỗ trợ đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu, giúp cho nhà điều hành hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.
MES – Hệ thống điều hành sản xuất
MES là phần mềm được sử dụng trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất để ghi nhận quá trình sản xuất chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang thành phẩm theo thời gian thực. MES cung cấp thông tin giúp những người ra quyết định sản xuất hiểu được cách thức tối ưu hóa các điều kiện hiện tại nhà máy để cải thiện năng lực sản xuất. MES hoạt động trong thời gian thực giúp kiểm soát nhiều yếu tố của quá trình sản xuất.
Các chức năng cơ bản của hệ thống MES bao gồm:
- Điều hành sản xuất: Quản lý, giám sát chặt chẽ năng lực sản xuất; Dễ dàng quản trị, điều phối lệnh sản xuấtThống nhất quy trình sản xuất tất cả các bộ phận; Quản trị dữ liệu sản xuất theo thời gian thực; Dễ dàng phát hiện các vấn đề trong sản xuất; Đưa ra quyết định sản xuất dễ dàng và chính xác hơn
- Quản lý kho: Quản lý tồn kho theo nhiều trạng thái khác nhau; Nắm bắt chính xác dòng chảy sản phẩm trong sản xuất; Nhập/xuất và check tồn kho theo Barcode/QRCode
- Quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng NVL, thành phẩm; Phân tích, đánh giá tỷ lệ và nguyên nhân lỗi/hỏng; Thiết lập quy trình xử lý sản phẩm lỗi hỏng (N.G)
- Quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng: Số hóa hồ sơ thiết bị; Giám sát trạng thái thiết bị theo thời gian thực; Phân tích đánh giá hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE); Thiết lập quy trình cảnh báo và xử lý sự cố thiết bị; Thiết lập quy trình bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng
- Quản lý truy xuất nguồn gốc: Tạo lập bản ghi truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh cho từng đơn vị sản phẩm, chi tiết đến số Serial của từng thành phẩm/bán thành phẩm sản xuất được sau mỗi khâu; Ghi lại toàn bộ quá trình sản xuát bao gồm: bộ phận phụ trách, thời gian/dây chuyền/thiết bị thực hiện từng thao tác; Kết hợp với Module Quản lý kho để thực hiện truy vết nhanh thông qua mã QRCode hoặc Barcode; Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho người dùng cuối.
Đọc thêm: Tại sao MES được ví như trái tim còn ERP như bộ não trong doanh nghiệp sản xuất?
Vì sao nhà máy của bạn cần phần mềm MES khi đã có ERP?
Với 15 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp quản trị sản xuất cho những nhà máy hàng đầu Việt Nam, chúng tôi thấy rằng: MES cung cấp cho các nhà sản xuất thông tin và cái nhìn về sản xuất sâu sắc hơn – những yếu tố thường bị bỏ qua trong các hệ thống ERP tổng quan và toàn diện:
- ERP biết “tại sao”, trong khi MES biết “làm thế nào để”. ERP chủ yếu hỗ trợ các quyết định chiến lược, trong khi MES hỗ trợ các quyết định vận hành. Cần phải có MES, thì khu vực sản xuất mới có thể đảm bảo hiệu quả vận hành, từ đó, theo một cách nào khác, ERP đã được hỗ trợ tối ưu khu vực nhà máy vốn rất phức tạp. Đây là một sự cộng sinh thiết yếu cũng như là nền tảng của bất kỳ nhà máy nào muốn phát triển toàn diện, và bản chất bổ sung của ERP và MES cũng vậy.
- ERP không được thiết kế để quản lý thực thi sâu ở khu vực sản xuất. Có thể thấy một trong những module cốt lõi của ERP đó là quản trị sản xuất, tuy nhiên, sẽ không có máy móc thiết bị nào có thể giao tiếp với ERP theo cách tức thời và cập nhật theo thời gian thực. ERP xem xét việc quản lý chiến lược của doanh nghiệp, trong khi MES đảm bảo các hoạt động như lên lịch cho máy móc và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thông qua quản lý hàng loạt. Khi làm việc cùng nhau, hai hệ thống này cho phép cơ sở sản xuất đáp ứng liền mạch các nhu cầu năng động của khách hàng, cơ quan quản lý, nhà cung cấp và thậm chí cả nhân viên nội bộ.
- Người dùng ERP có nhu cầu khác với người dùng MES. Nhu cầu của từng đối tượng với từng chức năng trong doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, họ không chỉ cần thông tin khác nhau, mà còn cần thông tin được trình bày theo phương thức hoàn toàn khác biệt. Hệ thống ERP phục vụ đối tượng ban quản trị doanh nghiệp và giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược cho tổ chức. Còn trong mỗi khu vực sản xuất, mọi thứ diễn ra nhanh hơn, thông tin phải được đóng gói kịp thời để cho phép các quyết định nhanh chóng. Theo đó hệ thống MES cùng mối liên hệ chặt chẽ với tầng sản xuất sẽ đảm bảo công tác hoạch định tại nhà máy.
- Tính linh hoạt và nhanh nhẹn trong thời gian thực là rất quan trọng đối với quá trình sản xuất. Một thay đổi chiến lược đơn lẻ ở cấp độ ERP có thể tạo ra sự thay đổi trên toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm cả khu vực sản xuất. Trong khi đó, nếu có hệ thống MES, doanh nghiệp có thể ra quyết định tại khu vực sản xuất nhanh chóng hơn, đảm bảo tốc độ thay đổi cần thiết.
- Hiệu quả của chuỗi cung ứng là một lợi thế cạnh tranh. Trong thị trường ngày nay, hiệu quả trên toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ tạo ra ưu thế vượt bậc trong cạnh tranh. Theo đó, việc tích hợp thông tin chỉ có thể được thực hiện thông qua sự liên kết liên tục của tất cả các cấp của từng mắt xích trong chuỗi, từ tầng sản xuất trở lên. Chỉ với việc trao đổi thông tin kịp thời và chính xác liên tục và hiệu quả, mà hệ thống MES đạt được, thì chuỗi cung ứng mới có thể hoạt động hiệu quả.
Có thể thấy, việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất hiện đại có mục tiêu vươn tầm quốc tế và khu vực. Theo đó, ERP và MES sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ để tối ưu hoạt động sản xuất và kinh doanh đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về Q – C – D (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ).
Đọc thêm: Tại sao kết hợp MES và phần mềm ERP là tiền đề cho nhà máy thông minh
Kết
Tận dụng sức mạnh cộng hưởng từ phần mềm MES và ERP chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp bạn định hình rõ nét phương hướng chuyển đổi số chính xác và thành công. Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia có hơn 15 năm tư vấn triển khai của chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí: 092.6886.855