Khó khăn khi quản lý quan hệ khách hàng của doanh nghiệp và giải pháp phần mềm CRM

Trong thực tế hoạt động và vận hành, không ít doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thách thức trong việc quản lý mối quan hệ khách hàng. Đặc biệt, không có các công cụ tin học hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp, việc lập kế hoạch, xây dựng những chiến lược hiệu quả nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trở nên càng khó khăn đối với doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Đập vỡ phễu lọc khách hàng – Bí mật tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp

Những thách thức khi quản lý quan hệ khách hàng mà doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm:

Không nắm được thông tin khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện. Để quản lý khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin, dữ liệu về khách hàng như thông tin liên hệ, số lần giao dịch, thông tin tài khoản… Tuy nhiên, với việc quản lý khách hàng theo phương pháp truyền thống, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt được tổng quan về thông tin khách hàng cũng như khó khăn trong việc truy xuất, tìm kiếm thông tin.

Tốn thời gian trong việc xử lí các công việc, giấy tờ hành chính. Nhiều doanh nghiệp vẫn dùng các biện pháp thủ công để quản lý thông tin khách hàng, truy xuất hoá đơn, báo cáo, từ đó làm giảm năng suất làm việc của bộ phận bán hàng cũng như bộ phận chăm sóc khách hàng.

Dữ liệu, thông tin không đồng bộ. Thông tin không được lưu thông xuyên suốt giữa nhân viên bán hàng và các cấp quản lý, dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn hoặc chậm trễ trong việc phản hồi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, thông tin không đồng bộ, không thống nhất còn gây ra khả năng tương tác kém giữa các nhân viên trong cùng bộ phận bán hàng, và giữa nhân viên với nhà quản trị, từ đó làm giảm năng suất, hiệu quả làm việc.

Khó khăn trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin khách hàng tiềm năng nhằm lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra doanh nghiệp cũng dễ đánh mất thông tin khách hàng hiện tại hoặc khách hàng cũ nếu nhân viên kinh doanh nghỉ việc.

Khó theo dõi từ đó đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh từ đó nhà quản trị khó có thể lên kế hoạch phân bổ nguồn lực cụ thể. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong khi phải tính toán doanh số hiện tại, dự báo doanh số tương lai và triển vọng doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp phải những rắc rối nêu trên với công tác quản lý khách hàng, đã đến lúc bạn cần nghiêm túc cân nhắc một giải pháp quản trị hiệu quả hơn cho doanh nghiệp mình – quản trị quan hệ khách hàng bằng phần mềm CRM.

CRM là một giải pháp quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả, toàn bộ thông tin khách hàng được lưu trữ trên một cơ sở dữ liệu tập trung, giúp cho nhân viên cũng như nhà quản trị dễ dàng truy cập, sử dụng dữ liệu, đảm bảo không thất lạc dữ liệu, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn.

>>>Đọc thêm: Làm thế nào để hệ thống CRM là bí mật đằng sau thành công của Amazon?

Một số tính năng nổi bật của phần mềm CRM:

phần mềm CRM

Những tính năng nổi bật của phần mềm CRM

Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng từ thông tin liên hệ, số lần giao dịch, thông tin tài khoản đến yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng. Thông tin, dữ liệu khách hàng được quản lý tập trung, giúp lên kế hoạch chăm sóc từng khách hàng cụ thể từ đó làm giảm thời gian chờ đợi trong khi phản hồi khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Quản lý lịch làm việc hiệu quả, lên kế hoạch công việc cụ thể với thời gian rõ ràng. Tính năng này giúp cấp quản lý theo dõi sát sao tình hình công việc của từng nhân viên, tránh để công việc quá hạn và không được xử lý, hỗ trợ và xử lý kịp thời những sai sót, kiểm soát và đảm bảo quy trình bán hàng hiệu quả.

Theo dõi tổng quan hoạt động bán hàng và doanh thu của toàn công ty: thống kê chi tiết những thông tin về đơn hàng, hoá đơn, doanh thu và chi phí của hoạt động bán hàng, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về mọi hoạt động của bộ phận bán hàng, từ đó ra được những quyết định kịp thời, đúng đắn.

Quản lý lịch làm việc, cơ hội, doanh số cho từng nhân viên: Tính năng này cho phép nhân viên quản lý từng hoạt động, công việc của mình như cuộc gọi khách hàng, gặp mặt, trả lời email, đơn hàng…, đồng thời ghi chú và thống kê chi tiết dữ liệu khách hàng, nhờ đó giảm tải một lượng lớn khối lượng công việc của nhân viên.

Với những tiện ích thiết thực, cùng những tính năng vượt trội với chi phí hợp lý, CRM sẽ giúp giải quyết bài toán quản lý khách hàng cho doanh nghiệp. Đây là một công cụ hữu ích giúp quản lý bán hàng và thông tin khách hàng, từ đó cải tiến hoạt động kinh doanh và thúc đẩy tăng doanh thu của doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Cách phần mềm CRM hỗ trợ sales gia tăng doanh số


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn