Lý thuyết quản lý khoa học của F.Taylor (tiếng Anh: Frederick Taylor’s scientific management theory) là việc áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật công nghiệp để tạo ra một hệ thống quản lý doanh nghiệp tránh lãng phí và nhiều lợi ích khác.
Lý thuyết quản lý doanh nghiệp một cách khoa học của Frederick Taylor (1856 – 1915)
Lý thuyết quản lý khoa học của Frederick Taylor là lý thuyết có áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật công nghiệp để tạo ra một hệ thống tránh lãng phí, quy trình và phương thức sản xuất được cải thiện và hàng hóa được phân phối công bằng.
Điểm cơ bản của phương pháp quản lí này là quản lí lao động có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công chức năng theo từng người rất khoa học, từ đó nâng cao được năng suất lao động và giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng.
Đọc thêm: 5 khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi quản lý nhân sự
Nội dung lý quyết quản lý doanh nghiệp của F.Taylor
Tư tưởng cơ bản về quản lý của Taylor thể hiện qua định nghĩa “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Taylor bao gồm:
1. Cải tạo quan hệ quản lý
Một mục tiêu cơ bản nhất của quản lý là giải quyết mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động sao cho có thể gắn bó hợp tác với nhau trong một tổ chức công nghiệp để cùng đi tới một mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Để thực hiện vấn đề trên buộc doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng tinh thần, thái độ trên cơ sở hòa giả, hợp tác và niềm tin cậy lẫn nhau. Taylor cũng thấy được động cơ thúc đẩy lao động – cũng là mối quan tâm của đôi bên – là lợi ích kinh tế, phải được xử lý hài hòa qua chế độ lương thưởng hợp lý; chỉ có như vậy các thách thức tổ chức sản xuất một cách khoa học mới phát huy được tác dụng cao. Taylor đưa ra bốn nguyên tắc về hệ thống quản lý theo khoa học.
- Một là, bố trí lao động một cách khoa học để thay thế các thao tác lạc hậu, kém hiệu suất.
- Hai là, lựa chọn công nhân một cách khoa học, đào tạo huấn luyện và bồi dưỡng họ.
- Ba là, gắn công nhân với công nghệ sản xuất.
- Bốn là, phân công đều công việc giữa người quản lý và công nhân. Cái gắn bó giữa họ là lợi nhuận của doanh nghiệp và chính năng suất là yếu tố tạo ra nhiều lợi nhuận.
2. Tiêu chuẩn hóa công việc
Qua quan sát, phân tích các động tác của công nhân, Taylor nhận thấy có những động tác thừa, trùng nhau và mất nhiều sức khiến năng suất lao động bị hạn chế; từ đó rút ra kết luận cần phải hợp lý hóa lao động trên cơ sở định mức cụ thể với những tiêu chuẩn định lượng như một cách thức tối ưu để phân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý; định ra các chuẩn mực để đánh giá kết quả lao động.
Việc xây dựng các định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm: chọn công nhân khỏe, hướng dẫn các thao tác chuẩn xác, bấm giờ thực hiện động tác; lấy đó làm mức khoán chung.
Đọc thêm: 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Fayol: Đừng làm nhiều hơn, hãy làm thông minh hơn
3. Chuyên môn hóa lao động
Lao động theo nghĩa khoa học đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong phân công nhằm đạt được yêu cầu “tốt nhất” (do thành thục trong thao tác) và “rẻ nhất” (do không có thao tác thừa và do chi phí đào tạo thấp). Việc này trước hết phụ thuộc nhà quản lý trong tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hệ quả của hướng chuyên môn hóa lao động, trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện thường xuyên, liên tục một hoặc một vài động tác đơn giản. Từ đó, việc đào tạo công nhân hướng vào sự thành thạo hơn là tay nghề “vạn năng”. Taylor nhấn mạnh phải tìm những người “thợ giỏi nhất” theo hướng chuyên sâu, dựa vào năng suất lao động cá biệt đó để xây dựng định mức lao động.
Việc chuyên môn hóa lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao động theo hướng chuyên môn hóa (công cụ chuyên dùng cho từng lao động được chia nhỏ) để dễ sử dụng nhất, tốn ít sức nhất và đạt năng suất cao nhất. Môi trường lao động cũng là một yếu tố quan trọng, đó là việc bố trí nơi làm việc thuận tiện và việc duy trì bầu không khí hợp tác, gắn bó thoải mái giữa người điều hành và thợ.
Với đặc điểm nổi bật là hợp lý hóa, trong đó vai trò của quản lý, của năng lực tổ chức và nhân tố con người được đặt lên trên trang thiết bị, kỹ thuật. Phương pháp quản lý doanh nghiệp thep F.Taylor bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tế” của thời đại lúc bấy giờ; không phải chỉ là một tập hợp các nguyên tắc và biện pháp kỹ thuật thuần túy mà là sự hợp tác, hòa hợp những mối quan hệ cơ bản giữa con người với máy móc kỹ thuật; giữa người với người trong quá trình lao động sản xuất (đặc biệt giữa người quản lý với người lao động).