Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất cho rằng: “Bill of Materials chính là chìa khóa để mỗi nhà máy quản lý tốt hơn vòng đời của sản phẩm cũng như trong suốt quá trình phát triển sản phẩm mới”. Vậy BOM là gì? Vì sao doanh nghiệp của bạn cần phải quản lý tốt các loại BOM trong sản xuất? Và các giải pháp công nghệ tiên tiến như ERP có tác động như thế nào tới BOM?
Bill of Materials – BOM là gì?
Bill of Materials – BOM được hiểu là định mức nguyên vật liệu là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sự ưu ái BOM của các chuyên gia sản xuất hoàn toàn là có căn cứ khi đây là cơ sở cho các đơn vị cân đối nguyên vật liệu và xác định mối quan hệ cung ứng với đối tác. Bởi từ các dữ liệu mà BOM tập hợp, nhà máy sẽ kế hoạch hóa, tính toán kiểm tra và đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng của doanh nghiệp. Có thể thấy, BOM thúc đẩy sự phát triển và quản lý sản phẩm cũng như gia tăng khả năng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Có bao nhiêu loại BOM trong quản lý sản xuất
Tại sao cần quản lý BOM?
Dưới đây là những lý do vì sao nhà máy của bạn cần chú trọng tới vấn đề BOM trong quản lý sản xuất:
- Tối ưu mua hàng – BOM giúp nhà máy kiểm soát chi tiết hàng hóa tồn kho cũng như số lượng thành phẩm cần thiết trong suốt vòng đời sản phẩm. Điều này giúp các đơn vị có thể chủ động xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả hơn;
- Xác định chi phí – Là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, BOM giúp việc tính giá thành sản phẩm trở nên đơn giản hơn – chính xác hơn. Việc này tác động rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Cải tiến quy trình – Một BOM có thể định nghĩa các sản phẩm từ khi công đoạn thiết kế được bắt đầu (Engineer Bill of Materials), cho đến khi sản phẩm được đặt hàng (sales bill of materials) hay khi công đoạn sản xuất được bắt đầu (manufacturing bill of materials) thậm chí cả khi sản phẩm được duy trì (service bill of materials)… Điều này cho thấy BOM tham gia mạnh mẽ trong các cấu hình sản xuất hiện tại của sản phẩm. Việc quản lý BOM cho phép nhà máy xây dựng nền tảng bền vững, chuyên nghiệp cho quá trình sản xuất cũng như tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Đọc thêm: Sự ảnh hưởng của các BOM tới vòng đời sản phẩm
Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn ERP để quản lý BOM?
Về cơ bản, vai trò chính của BOM là mô tả cấu trúc sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, để BOM có thể thực hiện nhiệm vụ trên buộc doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống theo dõi và giám sát các nguồn lực, sau đó cộng tác với BOM nhằm sử dụng dữ liệu có hiệu quả.
Với phần mềm hoạch định nguồn lực tổng thể doanh nghiệp – ERP, mọi dữ liệu sẽ được kết hợp từ các bộ phận khác nhau như kế toán, hàng tồn kho, bán hàng và tiếp thị, sản xuất và nguồn nhân lực… vào một cơ sở lưu trữ duy nhất. Điều này giúp cho dữ liệu có thể hiển thị chi tiết ngay cả các thành phần và vật liệu riêng lẻ để giúp BOM quản lý một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Trong khi đó, quản lý BOM trên ERP cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thời gian và nguồn lực do khả năng tổng hợp một cách tự động các thông tin bao gồm: vật phẩm, bộ phận, thành phần, phụ và lắp ráp trong sản phẩm… Bên cạnh đó, ERP còn cho lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ về các hạng mục, hàng tồn kho, nguyên vật liệu… Từ đây, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định quan trọng về việc ra mắt sản phẩm mới hoặc sửa đổi các thành phần khiến sản phẩm trước đó chưa đạt yêu cầu chất lượng.
Hệ thống ERP quản lý BOM như thế nào?
Các hệ thống ERP hiện đại có thể cho phép các BOM trong nhà máy có thể định cấu hình. Theo đó, các bộ phận hiện có và các cụm lắp ráp con sẽ được tích hợp với nhau dễ dàng ngay khi đơn đặt hàng được tạo lập và cấu hình sản phẩm được xác định. Sự kết hợp này sẽ không có tình trạng bị trùng lặp trong thiết kế. Điều này giúp cho bộ phận kỹ thuật không cần kiểm soát kỹ thuật phức tạp như trước để quản lý cấu hình đơn hàng khác nhau. Cũng từ đây, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định quan trọng về cách tìm nguồn, vận chuyển, lắp ráp hoặc sửa đổi các thành phần được liệt kê thành một sản phẩm hoàn chỉnh, sẵn sàng cung ứng cho khách hàng.
Không chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu sản xuất phục vụ hoạt động của BOM, mà định mức BOM cũng tham gia vào module sản xuất của hệ thống ERP. Cụ thể, trong mỗi nhà máy, BOM sẽ xây dựng mối quan hệ chi tiết hơn của mọi thông tin sản xuất về các thành phần và cách chúng liên quan với nhau. Từ đó, những dữ liệu của BOM hỗ trợ ERP trong mọi hoạt động sản xuất như: Lập kế hoạch sản xuất, thiết lập định mức sản phẩm, dự báo nhu cầu vật tư, kế toán giá thành, thực hiện lệnh sản xuất, quản lý kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm và bán thành phẩm theo từng công đoạn sản xuất,… Chính điều này đã làm gia tăng sự chính xác của BOM trong việc đưa ra hầu hết các quyết định trong môi trường sản xuất, từ hoạt động trên các chuyền sản xuất đến mua hàng.
Kết luận
Có thể thấy, BOM đóng vai trò quan trọng để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý, kịp thời cho các bộ phận quản lý sản xuất. Và việc ứng dụng ERP để quản lý hiệu quả BOM sẽ là lựa chọn mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Để được tư vấn bí quyết xây dựng một hệ thống BOM hoàn toàn tự động, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia với kinh nghiệm tư vấn triển khai 15 năm qua số hotline: 092.6886.855
Đọc thêm: Công xưởng của những ước mơ: Nhà máy sản xuất thông minh