Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra một cuộc cải cách công nghệ sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó, nhà máy thông minh đã trở thành một xu thế tất yếu. Không nằm ngoài xu hướng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có những động thái tích cực để áp dụng mô hình này thay thế cho mô hình truyền thống.
Xu thế tất yếu của mô hình nhà máy thông minh
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á – Âu…, việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp vào sản xuất mà trọng tâm là nhà máy thông minh sẽ là một giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, trước tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, dự báo sẽ còn kéo dài, những giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa và hạn chế tiếp xúc đang buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia nhận định, tuy đại dịch gây ra khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp biết “vượt khó”, tìm ra những chiến lược sản xuất mới để trụ vững và tăng trưởng sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh kết thúc.
Vậy thực chất “nhà máy thông minh” sẽ giúp gì cho doanh nghiệp?
Lợi ích của mô hình nhà máy thông minh
Về cơ bản, nhà máy thông minh là một môi trường mà máy móc và các thiết bị sản xuất được kết nối với nhau và hoạt động theo quy trình tự động hóa tối đa. Trong đó, nhờ ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 như Internet vạn vật (IoT), AI, Big data, toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất đều được ghi nhận và kiểm soát một cách đồng bộ trong thời gian thực. Nhờ vậy, “chất lượng – tiến độ – chi phí” – ba mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất sẽ được tối ưu hóa một cách rõ rệt.
Cụ thể, khi có khiếm khuyết về chất lượng sản phẩm, hệ thống sẽ nhanh chóng đưa ra những cảnh báo và truy xuất nguồn gốc gây ra lỗi hỏng. Cùng với khả năng dự đoán và phân tích, mô hình nhà máy thông minh sẽ giúp doanh nghiệp có được một quy trình quản lý chất lượng toàn diện, nâng cao tỉ lệ hoàn thành sản phẩm. Từ đó, gián đoạn vận hành được giảm thiểu, kế hoạch sản xuất được cân đối phù hợp với năng lực, giúp cải thiện tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép tính toán chi phí sản xuất thực tế dựa trên dữ liệu về nhân công, nguyên vật liệu, thời gian hoạt động của máy móc. Vì vậy, doanh nghiệp dễ dàng xác định được những yếu tố gây hao phí nguồn lực để từ đó tối ưu hóa chi phí
Khi áp dụng mô hình nhà máy thông minh, các doanh nghiệp như có thêm “một cánh tay nối dài” chạm tới mọi khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất, giúp nhà quản trị có được cái nhìn rõ nét về tình hình vận hành của công ty và kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh mang tính chất chiến lược.
Câu chuyện triển khai nhà máy thông minh tại Việt Nam
Thực tế cho thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp đang loay hoay tìm hướng đi vượt qua đại dịch, một số khác đã mạnh dạn chọn cách áp dụng đồng bộ hệ sinh thái giải pháp công nghệ vào sản xuất – quản trị – điều hành để phát huy tối đa lợi ích mà mô hình nhà máy thông minh mang lại. Trong số đó phải kể đến Công ty Cổ phần HTMP, đơn vị vừa ký kết triển khai giải pháp nhà máy thông minh 3S iFactory được phát triển bởi Công ty Cổ phần Giải pháp ERP – ITG, dưới sự tư vấn chiến lược của tập đoàn QUNIE Nhật Bản. Công ty HTMP hiện đang là đối tác cung ứng và gia công khuôn mẫu nhựa của nhiều tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế như Yamaha, Canon, Sony, Amazon. Trong bối cảnh đại dịch Covid diễn ra và làn sóng đầu tư nước ngoài có sự chuyển dịch mạnh mẽ vào Việt Nam, lãnh đạo công ty HTMP coi đây là cơ hội bứt phá và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì thế, doanh nghiệp đã nhanh chóng áp dụng giải pháp công nghệ vào sản xuất – quản trị để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng – tiến độ – chi phí để ghi tên mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Triển khai ứng dụng giải pháp 3S iFactory tại Công ty CP HTMP
Giải pháp nhà máy thông minh – 3S iFactory do ITG phát triển được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm theo thời gian thực, giảm tối đa hao phí nhân công vào các công việc nhập liệu, kiểm đếm. Ngoài ra, hệ thống còn cho phép quản lý máy móc, thiết bị tự động và có khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể ra đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời. Cùng với sự tư vấn của các chuyên gia Nhật Bản tới từ QUNIE CORPORATION, dự án triển khai 3S iFactory tại HTMP hứa hẹn sẽ là một dự án kiểu mẫu về xây dựng nhà máy thông minh theo tiêu chuẩn quốc tế.
Link bài viết: Nhà máy thông minh – Hiện thực hóa giấc mơ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt
Nguồn: CafeF