Công việc quản lý nhân sự : 8 điều cần làm

1.Giao những công việc có ý nghĩa cho nhân viên

Tháp nhu cầu của Maslow đã đặt nhu cầu tự thể hiện bản thân lên đỉnh tháp, cao hơn cả nhu cầu căn bản nhất thuộc “thể lý” của con người, ý thức sở hữu và nhu cầu được quý trọng, kính mến. Một mức lương cao và được cấp trên công nhận có thể làm cho nhân viên gắn bó với công ty của bạn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu nhân viên cảm thấy sự đóng góp của mình không có tác động thực sự nào cho sự phát triển của doanh nghiệp, họ buộc phải rời bỏ công ty để đến làm việc cho nơi nào họ thực sự có giá trị.

Bạn có thể thay đổi điều này bằng cách chỉ cho họ thấy rõ công việc của họ có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ tổ chức. Bạn nên thể hiện sự tin tưởng khi giao phó cho nhân viên đảm nhận những dự án có tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này sẽ mang lại cho họ cảm giác được định hướng và làm việc có ý nghĩa.

2.Đừng lãng phí thời gian của nhân viên vào những việc không cần thiết và không hiệu quả

Những quá trình như lưu trữ tài liệu và chấm công là một phần trong hoạt động hàng ngày của công ty. Nhưng những bất tiện có vẻ nhỏ bé này đôi khi cũng khiến nhân viên cảm thấy bất mãn.

Việc tính toán bảng lương không thích hợp, chế độ đãi ngộ kém hoặc thời gian làm ngoài giờ quá dài do sự quản lý quan liêu và hệ thống thiếu tổ chức có thể gây ra sự bất mãn trong những nhân viên, cũng như ngốn nhiều thời gian và nguồn lực.

>>>Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng nhân sự?

3. Duy trì không khí làm việc
Đây là một chức năng quan trọng của bộ phận quản lý nhân sự vì hiệu suất của nhân viên trong tổ chức phần lớn bị ảnh hưởng bởi không khí hoặc văn hóa làm việc chung.

Điều kiện làm việc tốt là một trong những lợi ích mà nhân viên có thể mong chờ từ một bộ phận quản lý nhân sự hiệu quả. Môi trường an toàn, sạch sẽ và lành mạnh có giúp nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình. Không khí làm việc thân thiện cũng gia tăng sự hài lòng cho nhân viên.

4.Chỉ rõ cho nhân viên thấy lộ trình phát triển

Nhân viên cần được cảm thấy bản thân có tiền đồ tươi sáng trong công ty của bạn. Nếu họ hình dung được tương lai sự nghiệp trong công ty họ có nhiều khả năng sẽ gắn bó làm việc và không tìm việc làm ở một nơi nào khác. Việc theo kịp hiệu suất làm việc là điều quan trọng, nhưng biết làm việc với từng nhân viên của mình để xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân của những người này cũng quan trọng không kém.

5.Khuyến khích định kỳ và củng cố đội nhóm

Công ty có thể tổ chức những buổi tập thể dục chung riêng dành cho nhân viên với huấn luyện viên để tạo dựng khoảng thời gian thư giãn cho họ. Hoặc có thể tổ chức một bữa ăn trưa ở công ty vào mỗi tuần, hoặc một giờ nghỉ ngơi mỗi tuần mà ở đó moi người chơi một trò chơi để giải trí hoặc chơi cờ với nhau. Việc này sẽ làm cho nhân viên của bạn thêm gắn bó với nhau hơn trong những hoạt động mà bình thường không làm việc cùng nhau. Những hoạt động này rẻ hơn so với việc tổ chức một chuyến hoạt động xây dựng đội nhóm (team-building) hàng năm và cực kỳ hiệu quả.

6.Ủy quyền là một công cụ rất hữu ích và bạn hãy sử dụng điều đó

Bạn không cần phải tự làm tất cả mọi việc. Một trong những công cụ quan trọng nhất mà bạn sở hữu để tăng năng suất công việc là sự ủy quyền. Khi bạn giao trách nhiệm cho những nhân viên dưới quyền, điều này sẽ tạo ra trách nhiệm giải trình và sự củng cố lòng tin lẫn nhau cũng như cho thấy những nhân viên mà bạn tin tưởng có năng lực hoàn thành công việc, sẽ dần dần được thúc đẩy trở thành người đáng tin cậy thực sự, có thời gian làm việc hiệu quả và góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp.

7.Khám phá và sử dụng những kỹ năng cá nhân của nhân viên

Để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, bạn cũng cần cố gắng và nhìn xa hơn những giới hạn của mô tả công việc của từng nhân viên. Xác định những lĩnh vực nào để nhân viên của bạn phát huy năng lực cá nhân. Bạn cần lưu ý nhận viên nổi trội mặt nào, những gì làm cho nhân viên hứng thú tham gia và tìm hiểu những cách thức thúc đẩy sự gắn bó. Mọi người đều mong muốn tận hưởng công việc đang làm và khi bạn đưa ra một lộ trình để nhân viên theo đuổi vai trò của mình tại công ty, bạn không chỉ xây dựng được mối quan hệ về mặt đầu tư cho nhau mà bạn còn đang trao đổi thông tin giữa mục tiêu nghiệp dư và mục tiêu chuyên nghiệp và những đóng góp đó của nhân viên cho công ty là có giá trị.

8.Ghi nhận và thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc

Có thời điểm bạn chỉ tập trung cải tiến công việc của doanh nghiệp nhưng cũng cần phải nhìn nhận những nỗ lực của nhân viên. Điều này có thể rất khó, nhưng việc lấy một chút thời gian nghỉ ngơi hàng ngày để thưởng cho nhân viên của bạn với một bữa ăn trưa được công ty tài trợ hoặc có một ngày mời ăn miễn phí là những cách đơn giản để giữ nhân viên có động lực làm việc và tăng năng suất và mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc. Những phần thưởng không phá vỡ ngân sách công ty. Một lá thư viết tay giản đơn để cảm ơn nhân viên chắc chắn sẽ giúp bạn diễn đạt lòng cảm kích đối với nhân viên của mình.

Mọi mối quan hệ đều như một con đường hai chiều và nơi làm việc cũng không có ngoại lệ. Điều đó nói lên rằng bạn sẵn sàng đầu tư cho hạnh phúc và thành công của nhân viên mình và nhân viên sẽ trả lại lợi ích bằng những nỗ lực thúc đẩy công việc và gắn bó với nhau để tiếp tục đạt được thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Hi vọng với những cách làm trên, bạn có thể giữ chân được những nhân viên của mình trong thời gian lâu dài và nâng cao hiệu quả với công việc quản lý nhân sự của mình. Chúc bạn thành công.

>>>Đọc thêm: Phần mềm quản lý nhân sự có giá bao nhiêu?

Tag: công việc quản lý nhân sự


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.

    0926886855