Tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ những quy định liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Cùng tìm hiểu những loại bảo hiểm bắt buộc cần có trong mỗi doanh nghiệp ở bài viết này:
Đọc thêm: Quản trị nhân lực 4.0: Hành trình chuyển dịch “đi tắt đón đầu” để thành công
Những bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp hiện nay
1. Bảo hiểm xã hội
– Các chế độ được hưởng:
- Chế độ ốm đau.
- Chế độ thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ hưu trí.
- Chế độ tử tuất.
– Đối tượng đóng:
Người lao động
Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ)
- HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ xác định thời hạn
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Người lao động là công dân nước ngoài
Làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.
Trừ các trường hợp:
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động năm 2012 – nói cách khác, người lao động cao tuổi là công dân nước ngoài thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia.
Người quản lý doanh nghiệp
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
– Mức phí đóng bảo hiểm xã hội: Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:
Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của mỗi của người lao động (NLĐ). Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương đóng trong tháng cho bảo hiểm xã hội, cho nên đơn vị sử dụng lao động và NLĐ đều cần phải biết để điều chỉnh mức đóng BHXH hàng năm cho phù hợp với quy định nêu trên.
Đọc thêm: Tìm hiểu về quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
2. Bảo hiểm y tế
Nhóm 1: do người lao động và người sử dụng lao động đóng
Người lao động công tác theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc HĐLĐ được xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; đối tượng người lao động là quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức:
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương tháng
Người hoạt động phụ trách không chuyên ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở
Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng:
Người được hưởng lương hưu và các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương hưu
Người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Đối tượng là cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức đóng BHYT = 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng
Đối tượng là lao động nữ đang trong thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản được Quỹ BHXH đóng.
Mức đóng BHYT = Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản
Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng:
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
– Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi sửa đổi bổ sung một số điều về bảo hiểm y tế;
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
– Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng
Nhóm 4: do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng:
- Hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo. Mức đóng BHYT.
- Hỗ trợ tối thiểu là 50% tiền lương cơ sở đối với các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình.
- Hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở đối với học sinh, sinh viên.
Nhóm 5: đối tượng tham gia theo hộ gia đình:
– Hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình trừ đối tượng đã được quy định tại các nhóm trên,Mức đóng góp của hộ gia đình tham gia BHYT căn cứ đóng BHYT dựa tiền lương cơ sở (TLCS) tính như sau:
+ Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% TLCS.
+ Người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất.
+Người thứ năm trở đi mức đóng 40% của người thứ nhất.
3. Bảo hiểm thất nghiệp
– Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không hoặc có xác định thời gian; Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác; Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
– Mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệp: với loại hình BHTN thì mức phí bảo hiểm thấp hơn nhiều so với 02 loại bảo hiểm kể trên. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1%, và NLĐ đóng 1% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHYT…
Ngoài ra, bạn cũng có thể có thể chọn đóng theo một trong 3 phương thức là: đóng hàng tháng, đóng hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.
Trên đây là các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp, mà khi kí hợp đồng lao động đủ thời hạn doanh nghiệp phải mua cho các bạn. Hãy yêu cầu doanh nghiệp của bạn thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, cũng như những biện pháp cần thiết để bạn có thể đảm bảo các quyền lợi cho mình trong môi trường làm việc.
Quản lý tập trung danh mục bảo hiểm với phần mềm 3S ERP
Phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM giúp nhà quản lý giám sát thực hiện các chế độ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên hay các chế độ phụ cấp, trợ cấp hàng tháng, các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động khi nghỉ việc, tăng lương hay điều chuyển. 3S HRM quản lý tập trung toàn bộ dữ liệu trên một giao diện duy nhất đảm thông tin luôn được chính xác và nhanh chóng khi cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong tổ chức luôn được chú trọng.
Ngoài ra 3S HRM còn có nhiều tính năng hiệu quả nhằm tối ưu nguồn lực con người trong doanh nghiệp. Có thể kể đến như Quản lý tập trung toàn bộ thông tin nhân sự; Quản lý quy trình tuyển dụng chuyên sâu; Tính lương linh động theo đặc thù; Hỗ trợ đánh giá nhân sự theo hiệu quả công việc – KPI; hay khả năng mở rộng và tích hợp với những phần mềm khác trong doanh nghiệp;…
Với việc ứng dụng 3S HRM sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức quản trị nhân sự theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp tự động, bắt kịp xu hướng 4.0, điều mà phần mềm HRM theo cách thức cũ chưa thể theo kịp một kỷ nguyên số luôn biến động
Bạn đang tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia và muốn tìm hiểu xem 3S HRM phù hợp với yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình? Hãy liên hệ với số hotline tư vấn giải pháp của chúng tôi: 0986.196.838
Đọc thêm: Phần mềm HRM trong chuyển đổi cách thức quản lý nhân lực