Giải pháp ERP cho ngành phân phối

Nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp hoạt động trong ngành phân phối buộc phải tích cực đẩy mạnh đầu tư những phần mềm quản lý chuyên nghiệp để vượt qua thách thức từ sự phát triển của các nhà bán lẻ. Cùng tìm hiểu giải pháp ERP cho ngành phân phối ở bài viết này:

Đọc thêm: Những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống ERP

Có nên áp dụng ERP cho ngành phân phối?

Ngành phân phối là mắt xích quan trọng trong mọi doanh nghiệp, là trung gian mang sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Một kênh phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều vấn đề liên quan khâu vận chuyển khi giao tới khách hàng.

Ngoài ra, sự bùng nổ của các chuỗi bán lẻ với những dịch vụ đáp ứng tâm lý khách hàng khiến cho sức ép cạnh tranh không ngừng tăng lên với ngành phân phối. Những vấn đề nội bộ cũng là bài toán khó khăn đối với doanh nghiệp trong ngành phân phối như làm thế nào để có thông tin kịp thời, các bộ phận phải phối hợp hiệu quả với nhau, quy trình phân phối phải tối ưu hóa, giảm tổng thể chi phí đến mức tối thiểu,…

giai-phap-erp
Sức ép cạnh tranh không ngừng tăng lên với ngành phân phối trong những năm gần đây

Chính vì những nguyên nhân trên mà ngành phân phối cần sử dụng một giải pháp ERP chuyên biệt để nó trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu nhằm cải tiến kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đọc thêm: Điểm danh 7 loại lãng phí trong sản xuất

Các chức năng mà hệ thống ERP đem lại cho ngành phân phối

  • Hỗ trợ tối ưu tuyến bán hàng: Hỗ trợ sắp xếp, phân bổ tuyến bán hàng theo tần suất di chuyển, xây dựng luồng giao thông phải đi trong ngày hiển thị trực quan trên bản đồ số. Giám sát hoạt động di chuyển và hiệu quả đi tuyến của từng nhân viên bán hàng.
  • Tự động hóa bán hàng bằng di động: Hỗ trợ nhân viên bán hàng theo quy trình chuẩn nhằm tiết kiệm thời gian, tăng chất lượng chăm sóc khách hàng. Tự động gợi ý đơn hàng dựa trên lịch sự mua hàng, tồn kho thực tế và trọng số dự phòng.\
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng ngoài thị trường: Kịp thời cung cấp cho nhân viên bán hàng những thông tin cần thiết về điểm bán như lịch sử mua hàng, công nợ, tồn kho hay các thông tin sản phẩm, khuyến mại, báo cáo KPIs,.. nhằm nâng cao tính chủ động làm việc.
  • Giám sát nhân viên tiếp thị: Giám sát vị trí, thời gian làm việc và lộ trình viếng thăm điểm bán của nhân viên bán hàng mọi lúc mọi nơi trên bản đồ số GPS. Đảm bảo việc tiếp thị được diễn ra theo đúng quy trình chuẩn của công ty.
  • Giám sát những chương trình bán hàng: Cho phép định nghĩa đa dạng loại hình khuyến mại, chiết khấu từ đơn giản đến phức tạp. Tự động triển khai chương trình trên mỗi đơn hàng đủ điều kiện. Khảo sát đề xuất điểm bán cần trang bị POSM và giám sát việc thực hiện.
  • Kiểm soát hoạt động trưng bày: Việc trưng bày hàng hóa tại điểm bán được giám sát liên tục bằng hình ảnh trực quan. Chấm điểm trưng bày linh hoạt theo các tiêu chí riêng được thiết lập cho mỗi chương trình để đánh giá chất lượng và hiệu quả.
  • Theo dõi hàng tồn kho bên ngoài nhà máy: Cập nhật liên tục thông tin hàng tồn kho tại các điểm bán, đại lý, nhà phân phối. Từ đó giúp doanh nghiệp đo lường chính xác hơn sức tiêu thụ thực tế của thị trường
giai-phap-erp
Hàng tồn kho bên ngoài nhà máy luôn được theo dõi và cập nhật đầy đủ
  • Thống kê độ phủ, thị phần: Hỗ trợ lên kế hoạch tăng cường độ phủ, thị phần và cập nhật liên tục các số liệu theo thời gian thực. Đồng thời so sánh độ phủ, thị phần của từng sản phẩm thực tế với kế hoạch và đối thủ cạnh tranh.
  • Quản lý nhà phân phối, điểm bán: Quản lý thông tin điểm bán. Theo dõi hoạt động sell-in và sell-out của nhà phân phối. Quản lý kho hàng, tình trạng trả thưởng khuyến mại và hiệu quả bán hàng của từng nhà phân phối.

Đọc thêm: Các giai đoạn trong quá trình triển khai hệ thống ERP

Lợi ích của giải pháp ERP cho ngành phân phối

Các tính năng của phần mềm ERP cho ngành phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể:

  • Duy trì được mức tồn kho tối ưu
  • Tìm được cách vận chuyển tốt nhất
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên chăm sóc khách hàng mà không phải lo lắng về các giấy tờ, thủ tục phức tạp
  • Báo cáo giao hàng nhanh chóng cho quản lý
  • Quản lý được chuỗi cung ứng một cách đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian

Lợi ích thiết thực của giải pháp ERP đem đến cho doanh nghiệp thương mại phân phối nằm ở tính linh hoạt, nắm bắt kịp thời những thay đổi trong hoạt động của toàn bộ đơn vị. Nhờ đó các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những phân tích và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh kịp thời.

Đặc biệt nghiệp vụ quản lý chi phí, kiểm soát thu chi ở các doanh nghiệp, thương mại phân phối luôn là mối quan tâm hàng đầu. Phần mềm ERP với chức năng quản lý quá trình mua hàng – bán hàng có khả năng tức thời đưa ra những báo cáo, kết luận để có thể giúp doanh nghiệp thay đổi sao cho phù hợp nhất với thị trường trong thời điểm đó.

giai-phap-erp
ERP xây dựng mối liên kết hiệu quả cho các mảng trong ngành phân phối

Giải pháp ERP cho ngành phân phối cũng được thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. ERP giúp cung cấp thông tin chi tiết về chuỗi cung ứng, giúp các tổ chức có thể thu thập và sử dụng thông tin có thể hành động để cải thiện khả năng hiển thị, chất lượng, dự báo và lập kế hoạch cũng như giảm chi phí đến mức tối thiểu liên quan đến phân phối. Đây sẽ là giải pháp giúp các doanh nghiệp phân phối thành công trong môi trường kinh doanh đầy thử thách như hiện nay.

Đọc thêm: Bí quyết quản lý kênh phân phối của “cánh chim đại bàng” ngành thời trang nam: Aristino


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.