Hệ thống CRM là gì? Vai trò của CRM đối với mô hình CEM

CRM là giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm gia tăng hiệu quả mô hình CEM trong tổ chức. Cùng tìm hiểu hệ thống CRM là gì? Và vai trò của CRM đối với mô hình CEM trong bài viết dưới đây:

Hệ thống CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management – quản trị quan hệ khách hàng. Hiểu đơn giản, CRM là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp có một cái nhìn thấu đáo về hành vi và giá trị của khách hàng thông qua các dấu chân số. Với một chiến lược CRM hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng trưởng kinh doanh bằng cách:

  • Cung cấp các dịch vụ/sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng;
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn;
  • Hỗ trợ nhân viên sales gia tăng hiệu quả công việc;
  • Tăng cường mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp;
hệ thống crm là gì
CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management – quản trị quan hệ khách hàng

Đọc thêm: Giải pháp CRM: Chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh B2B

Vậy mô hình CEM là gì?

CEM hay Customer Experience Management có nghĩa là quản trị trải nghiệm khách hàng. Đây là một hệ thống được sử dụng để theo dõi hành vi và tổ chức các tương tác, nhằm hướng doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu khách hàng. Một chiến lược CEM hiệu quả sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm khách hàng dự định với trải nghiệm khách hàng thực tế, cũng như củng cố mối quan hệ thân thiết của khách thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, yếu tố công nghệ là chìa khóa mang lại lợi thế vượt bậc của doanh nghiệp so với đối thủ. Triển khai hệ thống CRM để nắm bắt và thỏa mãn các kỳ vọng ngày càng gia tăng của khách hàng chính là bí quyết xây dựng trải nghiệm khách hàng vượt trội mà mọi doanh nghiệp nên cân nhắc.

CRM là công cụ tuyệt vời trong việc xây dựng mô hình CEM chuyên nghiệp

Đọc thêm: Quản trị quan hệ khách hàng: Chiến lược gia tăng doanh số bán hàng

Sự khác biệt giữa CRM và CEM

CEM giúp gia tăng độ nhận diện của sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường. Mô hình CEM sẽ quản lý toàn bộ quá trình tương tác của khách với doanh nghiệp, từ hình ảnh đến thông điệp doanh nghiệp cũng như các điểm tiếp xúc đều được chú trọng để tạo ra những cảm xúc tích cực tới khách hàng.

Trong khi CEM có vai trò quan trọng với bộ phận Marketing, thì CRM là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho hoạt động của phòng Sales. Ở hệ thống CRM, doanh nghiệp sẽ quản lý các hoạt động tương tác, chăm sóc với khách hàng nhằm hình thành nên mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Có thể thấy CRM và CEM đều là những mô hình có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quan hệ khách hàng của tổ chức. Sự kết hợp giữa hai giải pháp trên sẽ đem lại những lợi ích vượt bậc mà doanh nghiệp nên cân nhắc.

Hiệu quả từ sự phối hợp sử dụng hệ thống CRM và CEM trong doanh nghiệp

CRM và CEM có khả năng phát triển doanh nghiệp thông qua việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và các đối tác đáng tin cậy. Đây là tính năng được xây dựng dựa trên khả năng phân tích hành vi của CRM và hệ thống trải nghiệm khách hàng của CEM. Từ việc nắm rõ các điểm tiếp xúc của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một hệ thống các đánh giá về độ tiềm năng của mỗi khách. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình bán hàng cũng như đưa ra được thông điệp chiến dịch phù hợp với từng tập đối tượng, gia tăng sự chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng. Có thể thấy, ứng dụng CRM và CEM sẽ đưa thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn và tăng thêm giá trị của chính tổ chức, bao gồm:

  • Tạo sự gắn kết từ khách hàng;
  • Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng;
  • Thiết kế trải nghiệm khách hàng;
  • Tạo ra tương tác tích cực với khách hàng:

Để hiểu thêm mô hình CEO và hệ thống CRM là gì, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline tư vấn giải pháp: 0986.196.838

Đọc thêm: Đập vỡ phễu lọc khách hàng – Bí mật tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt