Máy móc là một trong những nguồn lực chính tạo ra sản phẩm của nhà máy. Việc duy trì máy móc thiết bị trong trạng thái hiệu quả sẽ làm tăng năng suất nhận được. Cùng tìm hiểu cách quản lý máy móc thiết bị hiệu quả ở bài viết này:
Đọc thêm: Phương pháp quản lý bảo trì thiết bị trong nhà máy
Thiệt hại do hư hỏng thiết bị trong nhà máy là vô cùng lớn
1. Giảm tuổi thọ, khả năng sẵn sàng của thiết bị
Máy móc hoạt động không ổn định, hư hỏng sẽ mất nhiều thời gian sửa chữa và làm ảnh hưởng tuổi thọ máy móc. Từ đó tiêu tốn rất nhiều tiền đồng thời, khi khả năng sẵn sàng của thiết bị giảm sẽ khiến các công việc bị đình trệ gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.
Đọc thêm: Hệ thống điều hành sản xuất là gì? Sự khác biệt giữa MES và ERP
2. Tăng chi phí bảo trì và sản xuất
Thời gian bảo trì được tính toán thủ công vẫn có thể bị sai lệch và còn khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn nhân lực. Từ đó làm tăng chi phí bảo trì và sản xuất. Việc quản lý máy móc thiết bị hiệu quả sẽ hạn chế tối đa các đầu việc không cần thiết để có thêm thời gian đầu tư cho công việc.
3. Giảm năng suất
Máy móc thiết bị quyết định phần lớn tới năng suất sản phẩm được tạo ra trong nhà máy. Việc ngưng trệ do hỏng hóc đột ngột có thể ảnh hưởng lớn thời gian ngừng máy cũng như lượng tồn kho phụ tùng. Từ đó dẫn tới giảm năng suất và doanh thu nhà máy.
Đọc thêm: TPM là gì? Sự cần thiết của TPM đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Những lợi thế đem lại của giải pháp ERP trong quản lý máy móc thiết bị tại nhà máy
Chức năng quản lý máy móc thiết bị trong phần mềm 3S ERP được thiết kế để tự động, giảm bớt các công đoạn tính toán thủ công, giúp các thiết bị hoạt động hiệu quả, tránh được tình trạng hỏng hóc đột ngột trong quá trình sử dụng. Áp dụng giám sát tình trạng, thiết kế đảm bảo tính tin cậy và khả năng bảo trì, nghiên cứu rủi ro, kết hợp với phân tích các dạng và tác động của hư hỏng.
Một số chức năng nổi bật của chức năng quản lý bảo trì bảo dưỡng máy móc trên phần mềm 3S ERP:
- Khai báo Master Data bao gồm các thông tin: thông tin sản phẩm cấu trúc thiết bị, chu kỳ bảo dưỡng, vòng đời vật tư, linh kiện, định mức tiêu hao vật tư, linh kiện
- Hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì
- Lên lịch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Ghi nhận và theo dõi nhân lực, và chi phí của vật tư bảo trì
- Theo dõi thời gian thực hiện công việc, thời gian đáp ứng, thời gian dừng máy, và các số liệu khác
- Lưu lại lịch sử bảo trì: Nhiều nhóm bảo trì phải bảo trì những tài sản có tuổi thọ lên đến 10, 20 và thậm chí đến 30 năm tuổi. Những tài sản này có một lịch sử sửa chữa dày đặc. Khi có sự cố xảy ra, bạn nắm rõ cách thức xử lý trục trặc của những lần trước.
Từ các khai báo Master Data về thông số máy móc cũng như chu kỳ bảo trì trước đó, ERP sẽ tự động sắp xếp lịch bảo dưỡng cho máy móc, hạn chế tối đa việc thực hiện thủ công nhằm giảm sai sót. Nhờ vậy doanh nghiệp dễ dàng tạo ra danh sách máy móc cần bảo trì được tiến hành đúng thời điểm. Từ đó luôn đảm bảo thiết bị vận hành hiệu quả, giảm tối đa hiện tượng đột ngột hỏng hóc, gia tăng năng suất của máy móc.
Khi máy móc thiết hỏng đột xuất, ERP xuất ra những phiếu khai báo cần thiết, nhằm xác định nguyên nhân gây lỗi của máy móc. Sau khi cập nhật phiếu báo và thiết lập kế hoạch bảo trì phù hợp, máy móc sẽ được sửa chữa thuê ngoài và xây dựng hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa. Từ đó nhanh chóng thực hiện công tác giám định và sửa chữa nhằm khắc phục tối ưu tránh gây ra thiệt hại mở rộng. Một số vấn đề mở rộng như quyết toán bảo dưỡng thiết bị và nghiệm thu thanh toán đều được phần mềm ERP hỗ trợ.
Đọc thêm: Phương pháp quản lý sản xuất trong nhà máy hiệu quả
Hiệu quả ERP đem lại đối với máy móc thiết bị trong khu vực nhà máy
Chức năng tối ưu giám sát thiết bị máy móc có vai trò rất quan trọng trong vận hành hoạt động sản xuất tại nhà máy. Dưới đây là một số vai trò chính mà giải pháp ERP đem lại:
- Tối thiểu hóa số thiết bị và chi phí sửa chữa
- Tối đa hóa độ tin cậy của thiết bị
- Tăng hiệu quả thiết bị, vòng đời và khả năng sử dụng
- Nâng cao năng suất lao động
- Chi phí đầu tứ được giảm bớt
- Thời gian ngừng thiết bị được giảm đi
- Tăng khả năng sử dụng thiết bị và nhân lực
- Tối ưu hóa hiệu quả bảo trì tổng cộng
- Tăng khả năng an toàn
- Tối đa hóa ROI (suất thu hồi vốn)
- Chất lượng sản phẩm được nâng cao
- Kiểm tra yêu cầu công việc dễ dàng và nhanh chóng
- Kiểm soát tồn kho và mua sắm thiết bị
- Chẩn đoán rõ ràng với hồ sơ dữ liệu cũ
Kết
Một công cụ hiệu quả như phần mềm quản lý doanh nghiệp chính là chìa khóa thông minh cho những bài toán bảo trì máy móc phức tạp. Tận dụng và phát huy được tối đa những lợi ích mà công cụ này đem lại, chính là bệ đỡ cho doanh nghiệp tới thành công.
Để được tư vấn sâu hơn về lợi ích sử dụng ERP hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838
Đọc thêm: 4 yếu tố công nghệ cấu thành nhà máy sản xuất thông minh