Quản trị sản xuất là gì? Bí quyết để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nhà máy

Quản trị sản xuất là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi nhà máy. Chỉ khi quản trị có hiệu quả thì hoạt động vận hành trong khu vực sản xuất của doanh nghiệp mới tạo ra lợi nhuận và lợi thế trong kinh doanh. Vậy quản trị sản xuất là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Quản trị sản xuất là gì?

Quản trị sản xuất là hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm cuối cùng theo mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã xác định.

Vậy mục tiêu quản trị sản xuất là gì? Một chiến lược quản trị sản xuất có hiệu quả sẽ đáp ứng được các yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất, bao gồm: cam kết chất lượng, đảm bảo các điều khoản giao hàng, giá cả cạnh tranh.

  • Tạo ra ưu thế về giá cả nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Từ việc quản trị sản xuất có hiệu quả, mỗi nhà máy có thể cắt giảm những chi phí không tạo ra lợi nhuận, tập trung hơn vào những mũi nhọn tiềm năng làm xúc tác cho doanh nghiệp chuyển mình;
  • Đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng một cách toàn diện, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không đạt chuẩn;
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng nhu cầu;
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ;
  • Tạo ra quy trình sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến;
  • Đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng theo đúng chủng loại, số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp;
quản trị sản xuất là gì
Quản trị sản xuất có mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất và gia tăng chất lượng sản phẩm

Quản trị sản xuất chính là chìa khóa thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh càng phát triển, hoạt động sản xuất tại nhà máy sẽ càng phức tạp. Việc xây dựng một chiến lược quản trị trong sản xuất có vai trò quan trọng cho sự bền vững kinh doanh của tổ chức.

Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?

Bí quyết để nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất là gì?

Đặt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, giải pháp quản trị sản xuất với công nghệ triển khai tiên tiến được xem như chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển mình để có thể tự khẳng định cũng như đưa công ty đi xa trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy. Đây là công cụ quản lý trung tâm, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Phần mềm quản lý sản xuất đóng vai trò trung tâm trong mô hình nhà máy của tương lai

Để hiểu hơn giải pháp quản trị sản xuất là gì, doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy trình hoạt động được nhà triển khai xây dựng và phát triển cho giải pháp, bao gồm:

  • Từ khi thiết lập đơn hàng, thiết lập nhu cầu sản xuất tới lập kế hoạch sản xuất;
  • Hoạch định và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong kho, khả năng thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất;
  • Tính giá thành, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu;
  • Theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất;
  • Tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định;

Sản xuất thông minh buộc doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng công nghệ để quản trị tối ưu, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển các hệ thống quản lý sản xuất sẽ quyết định tương lai của ngành sản xuất. Tiến tới xu hướng chung toàn cầu, nhiều doanh nghiệp hướng tới số hóa mô hình nhà máy đã ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp sản xuất trong nhà máy hiệu quả

Những lợi ích mà giải pháp quản trị sản xuất đem lại cho doanh nghiệp của bạn

Từ lâu, phần mềm quản lý trong sản xuất đã được coi như xương sống của bất kì doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là những chức năng mà phần mềm quản lý sản xuất đem lại cho doanh nghiệp vận hành nhà máy:

Nắm bắt nhà máy của bạn chỉ qua màn hình thiết bị thông minh
  • Thiết lập hệ thống theo dõi và quá trình giám sát hoạt động sản xuất theo thời gian thực;
  • Dễ dàng quản trị, điều phối hoạt động vận hành trong nhà máy;
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm với tính năng cảnh bảo đối với các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
  • Cải thiện thời gian gián đoạn hoạt động, tăng khả năng đáp ứng tiến độ giao hàng;
  • Giảm chi phí sản xuất thông qua phát hiện các yếu tố làm lãng phí trong hoạt động vận hành tại nhà máy;
  • Chủ động bảo trì trang thiết bị, máy móc. Từ đó nâng cao hiệu suất máy móc và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy;
  • Quản lý kho toàn diện, kiểm soát tốt tình hình tồn kho, nắm bắt chính xác dòng chảy sản phẩm trong doanh nghiệp;
  • Khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể ra những quyết định điều chỉnh kịp thời;
  • Tăng năng lực cạnh tranh so với đối thủ;

Việc ứng dụng giải pháp quản trị sản xuất là xu thế tất yếu để theo kịp sự biến đổi của nền công nghiệp hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản lý sản xuất: 092.6886.855

Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.