Trong mỗi doanh nghiệp, hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị tài sản. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh càng phát triển, hoạt động vận hành quản lý kho hàng sẽ càng phức tạp. Việc xây dựng một chiến lược quản lý kho thông minh trở thành yêu cầu tất yếu cho sự bền vững kinh doanh của tổ chức.
Kho thông minh là gì?
Kho thông minh là kho được kích hoạt với một số công nghệ tự động và kết nối với nhau. Các công nghệ này phối hợp với nhau để tăng năng suất và hiệu quả của kho, giảm thiểu số lượng công nhân của con người trong khi giảm lỗi. Một số công nghệ trong kho thông minh như: robot lấy hàng tự động, nhận dạng bằng tần số vô tuyến điện (RFID), sử dụng QR code/Barcode trong nhập/xuất/kiểm kê khu vực kho bãi, xe tự hành (AGV), trí tuệ nhân tạo (AI) hay xu thế của thời đại – Internet vạn vật (IoT).
Ngoài ra không thể thiếu các phần mềm quản lý kho thông minh hỗ trợ quản lý, vận hành và lưu trữ thông tin. Kho tự động là một phần không thể thiếu của một nhà máy hiện đại. Hệ thống kho tự động giúp giải phóng gần như hoàn toàn sức lao động của con người. Nhà kho thông minh ra đời đem lại lợi ích to lớn. Có thể kể đến như:
Hệ thống nhà kho thông minh được vận hành tự động, tạo sự dễ dàng và an toàn khi hoạt động;
Hệ thống nhà kho thông minh có thể dễ dàng thay thế, nâng cấp từng bộ phận một cách nhanh chóng không ảnh hưởng tới vận hành do đã được module hóa và tiêu chuẩn hóa;
Hệ thống phần mềm quản lý, điều khiển rất linh hoạt nên dễ dàng đáp ứng theo nhu cầu riêng của từng khách hàng;
Xuất nhập kho dễ dàng, khoa học, nhân công vận hành ít nên tiết kiệm được chi phí quản lý và vận hành kho hàng tháng;
Công xuất lưu trữ lớn nên cùng một diện tích mặt bằng;
Kho thông minh là xu thế của mọi doanh nghiệp hiện nay
Đâu là bí quyết để doanh nghiệp có thể quản lý kho thông minh?
Để có thể xây dựng và quản lý kho thông minh, mỗi tổ chức cần bắt đầu từ 3 yếu tố quan trọng trong hạ tầng doanh nghiệp: Quy trình quản trị – Con người – Công nghệ.
Cải tiến quy trình quản trị:
Để tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp buộc phải chuyển mình, thay đổi từ cách tiếp cận, quy trình cũng như phương pháp và công cụ thực hiện để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Số hóa quy trình quản trị trở thành hướng phát triển tất yếu. Bởi, việc chuyển đổi nền tảng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tránh việc bị đào thải khỏi thị trường.
Sự đột phá của công nghệ và kết nối toàn cầu buộc người quản trị phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế. Người lãnh đạo cần tạo ra tầm nhìn và sự đồng thuận về chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị kho để có thể đưa doanh nghiệp đi vững, bước xa.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận đúng về mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Khi công nghệ được áp dụng nhiều hơn trong quản trị kho, hoạt động kho vận được tối ưu hóa hơn. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu chất lượng nhân sự cũng phải gia tăng, nhằm đảm bảo vận hành máy móc trong mỗi kho hàng hóa của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực hoạt động đều có một quy trình làm việc, đặc thù quản lý kho vận khác nhau. Thậm chí cùng một doanh nghiệp nhưng ở các giai đoạn khác nhau, hoạt động quản lý kho cũng có những điểm khác biệt. Do đó, mỗi tổ chức nên lựa chọn phần mềm được thiết kế theo các yêu cầu cụ thể và đặc thù của mình. Có như vậy khi đưa vào vận hành thực tế, giải pháp mới có thể đi sâu giải quyết những bài toán đặc thù và hỗ trợ chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Ngoài ra, năng lực của nhà cung cấp giải pháp công nghệ là một trong những yếu tố cần phải cân nhắc kỹ càng. Chỉ khi lựa chọn được nhà triển khai giàu kinh nghiệm, thực sự hiểu vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp mới có thể được đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn đã đề ra. Mỗi công ty cũng nên ưu tiên về những nhà cung cấp đã xây dựng thành công mô hình quản trị của nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong ngành.
Sự đột phá của công nghệ và kết nối toàn cầu đã tạo ra những cách thức quản trị kho hoàn toàn mới
Giải pháp công nghệ giúp hiện thực hóa mô hình kho thông minh dành riêng cho doanh nghiệp của bạn
Giải pháp 3S iWAREHOUSE do Công ty Cổ phần Công nghệ ERP-ITG xây dựng và phát triển là giải pháp quản trị kho thông minh được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI tin dùng. Hệ thống được phát triển chuyên sâu theo đặc thù ngành, sử dụng QR Code/Barcode. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống quản lý dữ liệu khoa học, tập trung cùng với công nghệ IoT tiên tiến nhất. Sự tích hợp này giúp hoạt động vận hành kho luôn được kiểm soát tức thời, tổng hợp trên một hệ thống duy nhất và đảm bảo chính xác tuyệt đối với dữ liệu thực địa trong mỗi kho vật lý của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản trị có thể tối ưu hóa dung lượng kho, loại bỏ tối đa sai sót trong hoạt động kiểm kê và tiết kiệm thời gian trong quy trình nhập/xuất/kiểm kê kho. Ngoài ra 3S iWAREHOUSE còn cho phép giảm áp lực lên đội ngũ nhân lực phụ trách kho, hạn chế tối đa các nhầm lẫn đáng tiếc trong quá trình vận hành.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản lý kho thông minh hàng đầu hiện nay: 092.6886.855
Hàng năm, Panorama Consulting đều công bố những báo cáo phân tích về xu hướng sử dụng ERP trong doanh nghiệp. Những báo cáo này tập hợp ý kiến khảo sát từ hàng trăm doanh nghiệp đã hoàn tất việc triển khai ERP. Trong báo cáo năm gần đây nhất,
Trước đây, nhắc đến ERP, nhiều người thường hình dung đến những hệ thống cồng kềnh, đắt đỏ, đòi hỏi đội ngũ IT chuyên trách và thời gian triển khai dài đằng đẵng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện toán đám mây đã thay đổi hoàn toàn bức tranh
Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang tìm kiếm những giải pháp quản lý hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với khả năng quản lý toàn diện
Chính sách bán hàng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, bao gồm tập hợp các biện pháp bán hàng có hệ thống nhằm điều chỉnh các hoạt động và mối quan hệ liên quan đến việc phân phối hàng hóa. Việc xây dựng
Triển khai ERP là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý và cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, không phải dự án ERP nào cũng đạt được thành công như mong đợi. Dưới đây là ba trường hợp điển hình về triển
ERP Consultant là gì và đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều nhà quản trị. Câu trả lời chi tiết sẽ được chia sẻ trong phần nội dung dưới đây của bài viết. ERP Consultant là gì? ERP Consultant
Những vấn đề kinh doanh nào có thể được giải quyết bằng phần mềm ERP? - Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là 5 vấn đề phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp lại sau khi khảo sát và làm việc
Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
Mở cổng đăng ký Webinar “Nâng cao hiệu suất vận hành & tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa”. Thời hạn đăng ký từ nay đến hết ngày 23/10/2024. Ngành nhựa đang bước sang trang mới khi làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng đổ dồn
ERP đóng gói và ERP viết theo yêu cầu, loại nào tốt hơn? Đây là câu hỏi chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu và áp dụng hệ thống ERP. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp
Trong quá trình phát triển phần mềm ERP, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi ra mắt là vô cùng quan trọng. Một trong những bước kiểm thử cuối cùng và quan trọng nhất chính là UAT. Vậy UAT là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến
Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
ERP là công cụ không thể thiếu trong doanh nghiệp hiện đại. Bằng cách chuẩn hóa quy trình, tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu chi phí, phần mềm ERP đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Hướng dẫn từng bước phương thức áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất chuẩn quốc tế
Nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề lãng phí sản xuất “nổi cộm”
Công nghệ để giải quyết 04 bài toán thường gặp: Lập kế hoạch sản xuất, Quản lý chất lượng, Truy xuất nguồn gốc, Kiểm soát hoạt động sản xuất thời gian thực
Giải pháp nhà máy thông minh đang được nhiều doanh nghiệp triển khai hiện nay
Và các kinh nghiệm quản lý sản xuất 4.0 thực tiễn qua Case Study điển hình